Bản dịch trên được cung cấp chỉ với mục đích hỗ trợ người đọc. Vui lòng đọc bản dịch để hiểu khái quát nội dung của bài viết.
Đột nhiên đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt không rõ nguyên nhân… Bạn đã từng gặp phải triệu chứng như vậy chưa?Có thể nói viêm dạ dày ruột nhiễm trùng là bệnh thường gặp nhất với những triệu chứng như đau bụng, buồn nôn/nôn mửa, tiêu chảy, sốt.
Contents
Viêm dạ dày ruột và triệu chứng
Viêm dạ dày ruột là một trong những căn bệnh thường gặp ở cả người khỏe mạnh do viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày và ruột.
Loại viêm dạ dày ruột thường gặp nhất là “Viêm dạ dày ruột nhiễm trùng” tức là bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính khởi phát do nhiễm virus và vi khuẩn dẫn tới viêm ở dạ dày và ruột.Ngoài ra, viêm do virus chiếm khoảng 90% các ca viêm dạ dày ruột nhiễm trùng và các triệu chứng chủ yếu là buồn nôn, nôn nửa, tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Nguyên nhân chính dẫn tới viêm dạ dày ruột
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm dạ dày ruột, từ những nguyên nhân rất giản đơn như ăn uống quá độ tới những nguyên nhân như nhiễm trùng, dị ứng, căng thẳng hoặc do hóa chất độc hại.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới viêm dạ dày ruột, “Do nhiễm trùng” và “Không do nhiễm trùng”.
<Do nhiễm trùng>
- Virus: Norovirus, rotavirus, adenovirus, sapovirus…vv
- Vi khuẩn: Campylobacter, Salmonella, Viêm đại tràng xuất huyết, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus..vv
- Kí sinh trùng: Anisakis, Kudoa…vv
<Không do nhiễm trùng>
- Dị ứng: sữa, lúa mì, trứng, kiều mạch..vv
- Hóa chất: thuốc diệt côn trùng, histamine..vv
- Dược phẩm: Thuốc kháng khuẩn, thuốc kháng axit..vv
- Chất độc tự nhiên: nấm độc, độc cá nóc, độc ở động vật có vỏ..vv
- Căng thẳng
Cách điều trị viêm dạ dày ruột nhiễm trùng
Điều quan trọng nhất để cải thiện tình trạng viêm dạ dày ruột nhiễm trùng là phải phục hồi chức năng dạ dày đường ruột bị viêm.
Khi cơn buồn nôn đã dịu bớt, hãy ăn thức ăn dễ tiêu hoá và tránh đồ dầu mỡ, cay nóng.
Khi buồn nôn thì không cần gắng ăn mà nên uống nước theo từng ngụm nhỏ để tránh mất nước.
Ngoài ra, nếu liên tục nôn mửa và tiêu chảy thì cơ thể sẽ dễ thiếu hụt các chất điện giải như natri và kali có trong dịch dạ dày..vv. Vì vậy, bổ sung chất điện giải bằng nước điện giải hoặc nước uống thể thao sẽ tốt hơn uống nước thường hoặc trà.
Ngoài những điều trên, nếu có các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy hoặc nôn mửa thì cần điều trị theo triệu chứng để điều hòa triệu chứng. Nếu nguyên nhân là do nhiễm vi-rút thì cần ức chế triệu chứng của viêm dạ dày ruột bằng các loại thuốc như thuốc điều hòa đường ruột, thuốc chống nôn..vv. Còn với trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn thì cần truyền tĩnh mạch hoặc uống kháng sinh.
Cách phòng bệnh viêm dạ dày ruột nhiễm trùng
Điều quan trọng là phải làm mọi cách để phòng ngừa vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hãy ghi nhớ những điều sau đây.
- Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn và trước khi nấu ăn và cần rửa ít nhất 30 giây.
- Luôn nấu chín các nguyên liệu như thịt, cá, rau..vv để phòng nhiễm trùng do ngộ độc thực phẩm,
- Luôn rửa sạch dụng cụ nấu nướng để tránh lây nhiễm từ dụng cụ nấu ăn.
Câu hỏi thường gặp
①Có cần uống thuốc kháng sinh không?
Trong hầu hết các trường hợp thì không cần uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên cũng có trường hợp cần thuốc kháng sinh để điều trị viêm dạ dày ruột do vi khuẩn.
Nếu bạn gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây, hãy thảo luận với bệnh viện trước rồi nhanh chóng đi khám.
- Đã đi những nước đang phát triển gần đây
- Sốt, đau bụng dữ dội và phân có máu
②Tiêu chảy có phải là triệu chứng của COVID-19?
Cũng có báo cáo cho rằng những người dương tính với COVID-19 có triệu chứng tiêu chảy.
Nếu không có những nguyên nhân như ăn thức ăn sống..vv và có các triệu chứng giống với cảm lạnh như sốt và mệt mỏi thì có thể bạn đã nhiễm COVID-19. Trước tiên, hãy tìm một bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân sốt gần nhà và hỏi ý kiến họ trước khi đi khám.
③Nên ăn gì trong trường hợp viêm dạ dày ruột? Thực phẩm nào có thể làm ngừng tiêu chảy?
Trước đây người ta cho rằng không nên ăn khi bị viêm dạ dày ruột để giữ cho dạ dày và ruột được nghỉ ngơi. Tuy nhiên hiện nay nhiều lời khuyên cho rằng nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa trong mức độ vừa phải để chống teo niêm mạc ruột.
Thực phẩm thường được khuyên có thể kể đến như bánh mì nướng, cháo, cá, bánh quy giòn và thịt gà…vvTránh thức ăn nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.Ngoài ra, chuối, táo và trà đen, vốn giàu tannin, cũng có thể cải thiện triệu chứng tiêu chảy.Hãy bổ sung thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.
胃腸炎についてお悩みの方へ
Dành cho các bạn có nguyện
vọng khám bệnh trực tuyến
Nhiều thành tựu trong việc hỗ trợ y tế trực tuyến cho thực tập sinh kĩ năng, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Nhật Bản..vv
Nếu bạn cần được 【HỖ TRỢ Y TẾ TRỰC TUYẾN ĐA NGÔN NGỮ】, đừng ngại nhắn tin cho OHDr. nhé!
Bạn nào có nguyện vọng khám bệnh trực tuyến,
đừng ngại nhắn tin cho OHDr. nhé!