【TIÊM PHÒNG CHO TRẺ】ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Bản dịch trên được cung cấp chỉ với mục đích hỗ trợ người đọc. Vui lòng đọc bản dịch để hiểu khái quát nội dung của bài viết.

Tiêm phòng là việc truyền vắc xin nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh dựa vào cơ chế miễn dịch của cơ thể với các mầm bệnh gây ra bệnh truyền nhiễm.

Lịch tiêm chủng và danh mục vắc-xin cần tiêm sẽ khác nhau theo từng quốc gia nên ở bài viết này, chúng mình sẽ tóm lược về điểm khác biệt giữa tiêm phòng cho trẻ ở Việt Nam và Nhật Bản trong vòng 10 phút nhé!

Điểm khác biệt giữa tiêm phòng ở Việt Nam và Nhật Bản

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu điểm khác biệt giữa tiêm phòng ở Việt Nam và Nhật Bản nào!

Có những mũi vắc-xin bắt buộc phải tiêm ở cả 2 nước Nhật – Việt, tuy nhiên cũng có những mũi tiêm chỉ có ở một nước. Chúng mình đã tổng hợp lại tại bảng dưới đây.

Bảng 1: 『Bảng danh mục tiêm phòng』ở Nhật Bản và Việt Nam

Bệnh truyền nhiễmNhật BảnViệt Nam
Viêm não Nhật Bản
Nhiễm khuẩn Hib
Bệnh bạch hầu
Ho gà
Uốn ván
Bệnh lao
Viêm tủy xám cấp tính (Bại liệt)
Bệnh sởi
Rubella – sởi Đức
Quai bị
Thủy đậu
Viêm phổi do nhiễm phế cầu khuẩn ở trẻ em
HPV (Ung thư cổ tử cung)
Rota virus
Viêm gan B
Bệnh thương hàn◯(Chỉ khu vực chỉ định)
Bệnh tả◯(Chỉ khu vực chỉ định)

◯ Bắt buộc

△ Tự nguyện

※ Tại Nhật, đối tượng tiêm vắc-xin HPV giới hạn ở các bé gái.

Chi phí tiêm phòng ở Việt Nam và Nhật Bản

Có 2 dạng tiêm phòng là “Tiêm phòng bắt buộc” được tổ chức bởi địa phương dựa theo pháp luật và “Tiêm phòng tự nguyện” do người có nguyện vọng tự đăng ký.

Tại Nhật, các mũi tiêm bắt buộc đều miễn phí (cũng có những mũi tự phí) còn các mũi tiêm tự nguyện là tự phí.

Thông tin chi tiết về danh mục vắc-xin bắt buộc và nội dung trợ cấp sẽ thay đổi theo từng địa phương nên hãy xác nhận với ủy ban nơi bạn sống nhé.
Ở Việt Nam, tất cả các mũi tiêm đều là tự phí. Hiện tại chính phủ Việt Nam và các tổ chức nước ngoài đang hỗ trợ các chương trình cung cấp vắc-xin miễn phí cho người dân nhưng không ít người dân vẫn lo lắng về chất lượng của đồ miễn phí nên ngần ngại chích vắc-xin miễn phí cho trẻ.

Lịch tiêm phòng ở Việt Nam và Nhật Bản

Lịch tiêm phòng của hai nước Việt – Nhật được tóm gọn lại ở bảng 2 dưới đây.

Hãy cùng xem điểm khác biệt giữa lịch tiêm phòng giữa hai nước nhé.

Bảng 2: 『Lịch tiêm phòng bắt buộc』ở Nhật Bản và Việt Nam

Thời gian tiêm phòngNhật BảnViệt Nam
Ngay sau sinhKhông cóBệnh lao: 1 mũi duy nhất Viêm gan B: Mũi 1 (tiêm trong vòng 24h sau sinh)
2 thángViêm gan B: Mũi 1 Rota virus/ Nhiễm khuẩn Hib/ Viêm phổi phế cầu khuẩn: Mũi 1Bạch hầu/ Uốn ván/ Ho gà: Mũi 1 Viêm gan B: Mũi 2 Nhiễm khuẩn Hib: Mũi 1 Vắc-xin bại liệt: Uống lần 1
3 thángViêm gan B: Mũi 2 (Mũi 3 cách mũi 2 tầm 4~5 tháng) Rota virus/ Nhiễm khuẩn Hib/ Viêm phổi phế cầu khuẩn: Mũi 2 Bạch hầu/ Uốn ván/ Ho gà/ Bại liệt: Mũi 1Bạch hầu/ Uốn ván/ Ho gà: Mũi 2 Viêm gan B: Mũi 3 Nhiễm khuẩn Hib: Mũi 2 Vắc-xin bại liệt: Uống lần 2
4 thángRota virus/ Nhiễm khuẩn Hib/ Viêm phổi phế cầu khuẩn: Mũi 3 Bạch hầu/ Uốn ván/ Ho gà/ Bại liệt: Mũi 2Bạch hầu/ Uốn ván/ Ho gà: Mũi 3 Viêm gan B: Mũi 4 Nhiễm khuẩn Hib: Mũi 3 Vắc-xin bại liệt: Uống lần 3
5 thángBạch hầu/ Uốn ván/ Ho gà/ Bại liệt: Mũi 3 Viêm gan BKhông có
9 thángKhông cóSởi
18 thángKhông cóBạch hầu/ Uốn ván/ Ho gà: Mũi 4 Sởi/ Rubella: MR
1 tuổiSởi/Rubella: Mũi 1 Thủy đậu: Mũi 1Vắc-xin bất hoạt viêm não Nhật Bản Mũi 1: 1 tuổi Mũi 2: 2 tuần sau mũi 1 Mũi 3: 1 năm sau mũi 2
2 tuổiThủy đậu: Mũi 2Vắc-xin bất hoạt bệnh tả Uống lần 1: 2 tuổi Uống lần 2: 1 tháng sau lần 1 ※ Chỉ dành cho trẻ trong khu vực chỉ định.
3-5 tuổiSởi/ Rubella: Mũi 2 Viêm não Nhật Bản: Mũi 3 từ 3 tuổi. Mũi 4 tiêm lúc 9 tuổi.Vắc-xin bất hoạt thương hàn ※ Chỉ dành cho trẻ trong khu vực chỉ định.
15-45 tuổiHPV: 3 mũi cho các bé gái từ lớp 6 tiểu học ~ lớp 10 phổ thông.Uốn ván Mũi 1: khi đi khám hoặc khi biết mới có thai thời kỳ đầu cần đi tiêm càng sớm càng tốt. Mũi 2: 4 tuần sau mũi 1 Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2 Mũi 4: 1 năm sau mũi 3 Mũi 5: 1 năm sau mũi 4 ※ Đối tượng tiêm là các bé gái.

Địa điểm tiêm phòng ở Việt Nam và Nhật Bản

Ở Nhật có thể tiêm phòng ở hầu hết các phòng khám nhi hay bệnh viện nhưng vẫn nên xác nhận thời gian, địa điểm, lịch tiêm trước khi đi tránh trường hợp không có sẵn vắc-xin nhé.

Nếu có thì nên tới bệnh viện thường đến do bác sĩ đã biết tình trạng ngày thường của bé nên có thể nhận được nhiều lời khuyên hữu ích hơn.

Ngược lại ở Việt Nam do các bệnh viện thành phố thường đông bệnh nhân nên cảnh chờ khám luôn là cảnh rất quen thuộc, vậy nên nhiều người chọn tiêm phòng cho bé tại bệnh viện/phòng khám tư dù chi phí cao hơn bệnh viện công.

Tư vấn tiêm phòng đa ngôn ngữ

Nếu bạn thấy lo lắng khi tiêm phòng tại Nhật Bản thì đừng ngại nhắn tin cho OHDr. tại đây nhé!

Đội ngũ OHDr. sẽ tư vấn phương án phù hợp nhất cho bạn thông qua các dịch vụ như tư vấn y tế trực tuyến, khám bệnh trực tuyến, giới thiệu bệnh viện phù hợp…vv

予防接種でお悩みの方へ

Dành cho các bạn có nguyện
vọng khám bệnh trực tuyến

Nhiều thành tựu trong việc hỗ trợ y tế trực tuyến cho thực tập sinh kĩ năng, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Nhật Bản..vv
Nếu bạn cần được 【HỖ TRỢ Y TẾ TRỰC TUYẾN ĐA NGÔN NGỮ】, đừng ngại nhắn tin cho OHDr. nhé!

  • Hỗ trợ Tiếng Nhật, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Việt (sắp có tiếng Myanmar, Indonesia). Đội ngũ y sĩ, điều dưỡng viên và tư vấn viên sẽ chung tay hỗ trợ bạn hết sức!
  • Từ đặt lịch cho tới tư vấn y tế, khám bệnh và gửi thuốc, tất cả đều hoàn tất qua Smart-phone!

Bạn nào có nguyện vọng khám bệnh trực tuyến,
đừng ngại nhắn tin cho OHDr. nhé!