【MỐI LIÊN QUAN GIỮA COVID-19, HEN SUYỄN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)】BỆNH NHÂN HEN SUYỄN VÀ COPD NÊN SINH HOẠT RA SAO TRONG ĐẠI DỊCH COVID?

Bản dịch trên được cung cấp chỉ với mục đích hỗ trợ người đọc. Vui lòng đọc bản dịch để hiểu khái quát nội dung của bài viết.

Năm 2022 đã là năm thứ 2 của đại dịch COVID-19.

Dịch viêm phổi do virus corona chủng mới lan rộng trên toàn thế giới không chỉ ảnh hưởng về mặt sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới nhiều mặt như kinh tế, sinh hoạt, làm việc, học tập..vv 

Ở bài viết này, chúng mình sẽ nói về mối liên quan giữa COVID-19 với bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cùng với cách phòng bệnh cơ bản nhé!

Hen suyễn và COPD là bệnh gì?

・Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh mà phần được gọi là “Đường thở“, tức đường dẫn không khí từ khí quản đến phổi, bị co thắt gây khó thở.

Các kích thích như khói bụi, thuốc lá và căng thẳng..vv có thể gây co thắt đường thở nhưng không ảnh hưởng tới chức năng phổi.

Hen suyễn là căn bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ em tới người già.

・Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

COPD là bệnh mà các mô phổi như phế quản hay phế nang bị viêm và xơ cứng khiến phổi khó căng phồng lên dẫn tới chức năng hô hấp bị suy giảm.

Nguyên nhân thường thấy là do hút thuốc trong thời gian dài và phổ biến hơn ở người cao tuổi.

Mối liên quan giữa hen suyễn, COPD với COVID-19

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 bởi Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển Trẻ em cho thấy so với người không mắc bệnh, bệnh nhân hen phế quản khó bị lây nhiễm virus corona chủng mới và hen phế quản có thể không có nguy cơ biến chứng nặng.

Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rất nhiều bệnh nhân COPD bị biến chứng nặng sau khi nhiễm COVID-19.*

Từ đó có thể nói rằng bệnh nhân COPD cần phải cẩn thận hơn trong việc phòng ngừa lây nhiễm.

Nói vậy cũng không phải bệnh nhân hen suyễn sẽ không bị biến chứng nặng. Để bảo vệ bản thân, mỗi người đều cần tuân thủ biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Cách phòng ngừa lây nhiễm

①Vệ sinh tay (Rửa tay, sát khuẩn tay)

Giữ vệ sinh tay rất hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm qua tiếp xúc.

Nếu bạn chạm vào vật gì đó khi ở ngoài, hãy diệt khuẩn ở ngón tay của bạn bằng nước rửa tay sát khuẩn nhé. Hãy luôn rửa tay sau khi về nhà hoặc trước khi ăn.

Ngón cái, đầu ngón tay, móng tay hay kẽ ngón tay..vv được cho là những bộ phận thường không được vệ sinh đủ sạch khi rửa tay.

Khi rửa tay cần dùng xà phòng và dành khoảng 20~30 giây để chà nhẹ và loại bỏ bụi bẩn.

②Đeo khẩu trang

Khẩu trang giúp phòng ngừa lây nhiễm qua đường giọt bắn. Người ta cho rằng đeo khẩu trang có thể giảm lượng virus hít vào từ 60 đến 80% so với không đeo khẩu trang.

Ngoài ra, mặc dù số lượng người sử dụng tấm che mặt ngày càng tăng nhưng do không thể chặn được giọt bắn từ phía dưới và hai bên nên không hiệu quả bằng khẩu trang.

Hãy luôn đeo khẩu trang mọi lúc dù có triệu chứng hay không nhé.

③Thông khí trong phòng

Thông khí là biện pháp rất hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm.

Hãy mở cửa sổ nhiều lần trong ngày để thông khí trong phòng nhé.

④Quản lý sức khỏe

Hãy ngủ và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để không chịu thua trước vi rút.

Ngoài ra, ngay cả khi bạn không thể ra ngoài, hãy luôn giữ lối sống lành mạnh bằng cách đi bộ hoặc tập thể dục trong nhà.

Lời khuyên từ bác sĩ gửi tới bệnh nhân hen suyễn và COPD

Đối với bệnh nhân hen suyễn và COPD, việc kiểm soát tình trạng bệnh để không lên cơn hoặc bị biến chứng nặng là rất quan trọng.

Nhiều bạn không đi khám tại cơ sở y tế vì sợ lây nhiễm COVID-19 nhưng việc tự ý ngừng uống hoặc hít thuốc là cực kỳ nguy hiểm.

Nếu bạn đang dùng thuốc hen suyễn/COPD, hãy sắp xếp lịch trình để có thể đi khám trước khi hết thuốc.

Ngoài ra, nếu các triệu chứng của bạn xấu đi, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Nếu các triệu chứng của bạn ổn định và bạn lo rằng sẽ bị lây bệnh khi đi ngoài thì bạn có thể nhận thuốc bằng cách khám bệnh trực tuyến.

ぜんそく・COPD・新型コロナウイルス
についてお悩みの方へ

Dành cho các bạn có nguyện
vọng khám bệnh trực tuyến

Nhiều thành tựu trong việc hỗ trợ y tế trực tuyến cho thực tập sinh kĩ năng, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Nhật Bản..vv
Nếu bạn cần được 【HỖ TRỢ Y TẾ TRỰC TUYẾN ĐA NGÔN NGỮ】, đừng ngại nhắn tin cho OHDr. nhé!

  • Hỗ trợ Tiếng Nhật, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Việt (sắp có tiếng Myanmar, Indonesia). Đội ngũ y sĩ, điều dưỡng viên và tư vấn viên sẽ chung tay hỗ trợ bạn hết sức!
  • Từ đặt lịch cho tới tư vấn y tế, khám bệnh và gửi thuốc, tất cả đều hoàn tất qua Smart-phone!

Bạn nào có nguyện vọng khám bệnh trực tuyến,
đừng ngại nhắn tin cho OHDr. nhé!  

*参考文献)

Does asthma affect morbidity or severity of COVID-19?

 Kenji Matsumoto, Hirohisa Saito

 Published:May 26, 2020

 DOI : https://doi.org/10.1016/j.jaci.2020.05.017